Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Làm thế nào để có được một nguồn sữa dồi dào, bổ dưỡng cho con trẻ?

Các cuộc nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ mang lại vô số lợi ích cho cả mẹ và con. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất hoàn hảo nhất, cần thiết nhất đối với quá trình phát triển của trẻ về cả thể chất lẫn trí tuệ.

Hơn nữa, dòng sữa mẹ còn là một liều vaccine thiên nhiên rất lợi hại, giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ của nhiều căn bệnh truyền nhiễm mà sữa nhân tạo, cho dù cao cấp và đắt tiền đến đâu, cũng không thể nào có được.

Làm thế nào để có được một nguồn sữa dồi dào, bổ dưỡng cho con trẻ? Đó là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ trẻ, và cũng chính là nội dung được trình bày trong chương trình “Sức khỏe và Đời sống” tuần này, với sự góp mặt của bác sĩ Sang, chuyên môn sản phụ khoa hiện đang hành nghề trong nước.

Bác sĩ Sang: Để có dồi dào nguồn sữa trong thời kỳ cho con bú, trứơc hết người mẹ phải ăn uống đầy đủ, nhiều hơn bình thường, ví dụ ngày thường ăn 3 chén cơm thì trong thời kỳ này có thể tăng lên 4 chén. Những thức ăn cần lưu ý trong bữa ăn bao gồm tinh bột, đạm, rau cải, vitamin muối khoáng, chất béo. Cần ăn đầy đủ các thành phần này.

Thứ hai, bà mẹ phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để có nhiều sữa. Một ngày cần phải ngủ đủ từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ, nếu bà mẹ thiếu ngủ sữa sẽ lên chậm.

Thứ ba, cần cho con bú nhiều lần, nhất là khi người mẹ cảm thấy ít sữa, cứ 15-20 phút cho bé ngậm đầu vú để kích thích tạo sữa.

Thứ tư, người mẹ sau khi cho con bú, nếu lượng sữa còn dư nhiều thì cần nặn bỏ đi để tránh hiện tựơng tắt tia sữa.

Trà Mi: Nhiều người thắc mắc rằng nếu người mẹ ăn tinh bột nhiều làm tăng lựơng đường trong cơ thể người mẹ và trong nguồn sữa cho trẻ khiến trẻ bị nhiều đường quá có thể sau này dễ bị bệnh tiểu đường? Sự lo lắng này có đúng không, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Sang: Tôi cho rằng những lo lắng đó không đúng. Nếu sức khoẻ người mẹ bình thường, khoẻ mạnh, không bị bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống như vậy là bình thường, không ảnh hửơng đến việc tăng đường huyết. Trừ khi người mẹ bị bệnh tiểu đường thì cần phải hạn chế lựơng tinh bột.

Trà Mi: Sau khi sinh con, thời điểm nào thích hợp nhất có thể bắt đầu cho con bú?

Bác sĩ Sang: Tổ chức y tế thế giới khuyên rằng thời gian cho con bú sớm nhất là sau khi sinh được nửa tiếng để trẻ được tận hưởng nguồn sữa non của mẹ, trong đó có chứa nhiều kháng thể và vitamin A giúp bé tránh đựơc những bệnh như rối loạn tiêu hoá do thiếu vitamin A hay tiêu chảy mạn tính. Trong sữa non có thành phần kháng thể rất cao, giúp trẻ chống lại các căn bệnh nhiễm trùng.

Trà Mi: Thưa bác sĩ, thế thì thời điểm nào thích hợp có thể ngưng cho trẻ bú sữa mẹ?

Bác sĩ Sang: Thường người ta khuyên rằng có thể cho trẻ dứt sữa sau 18-24 tháng vì sau đó nguồn sữa mẹ cũng bớt dinh dưỡng và trẻ cần đựơc bổ sung nhiều thức ăn dặm thêm. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và công việc của người mẹ và cũng tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của bé. Ví dụ người mẹ suy dinh dưỡng hay bệnh hoạn mà cứ tiếp tục cho con bú thì cũng không tốt.

Trà Mi: Nhiều người cho rằng những loại sữa bột với công thức hiện đại thì chất dinh dưỡng cũng không thua gì sữa mẹ. Xin bác sĩ một lời khuyên từ giới chuyên môn, giữa sữa mẹ và sữa bột lợi hại ra sao?

Bác sĩ Sang: Người ta thấy rằng thành phần của sữa mẹ rất hoàn hảo, phù hợp cho trẻ sau khi sinh, dễ tiêu hoá và đầy đủ kháng thể mà sữa bột không thể sánh bằng.

Trà Mi: Xin bác sĩ một vài lời khuyên về những điều cần đặc biệt lưu ý trong thời kỳ cho con bú?

Bác sĩ Sang: Cần nhất là bà mẹ phải dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái là những điều kiện quan trọng kích thích tạo sữa.

Trà Mi: Nếu trong thời kỳ cho con bú mà chẳng may người mẹ bị mắc phải những loại bệnh như cảm hay cúm thì có nên ngừng cho con bú trong thời gian bị bệnh hay không?

Bác sĩ Sang: Bà mẹ chỉ ngưng cho con bú trong điều kiện mắc phải những bệnh như lao, viêm gan siêu vi, nhiễm HIV/AIDS, hoặc người mẹ đang dùng các loại thuốc có thể gây hại cho trẻ. Ngoài ra, các loại bệnh khác như cảm thông thường thì vẫn có thể tiếp tục cho con bú.

Trà Mi
(RFA)

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Bảo quản sữa mẹ

Bạn hay tham khảo ý kiến bác sỹ đối với các trường hợp đặc biệt.



Bảo quản sữa mẹ (trẻ khỏe mạnh, đẻ thường )
aNhiệt độ phòngTủ lạnhNgăn đá tủ lạnhMáy làm lạnhTúi đá lạnh
Sữa mẹ vừa hútKhông bảo quản tại nhiệt độ phòng3-5 ngày tại 4độ C6 tháng tại -16độ C12 tháng tại -18độ C24h tại 15độ C
Sữa rã đông (để lạnh từ trước)Không được bảo quản10 tiếngKhông làm lạnh lạia





Chứa sữa mẹ tốt nhất là trong bình sữa chuẩn bằng nhựa an toàn không co chất Bisphenol A (BisphenolA-free) hoặc bằng thủy tinh.

Khi bảo quản lạnh, không để sữa chiếm quá ¾ thể tích bình để dành không gian cho sữa nở ra.

Dán nhãn đề ngày hút sữa lên vỏ bình.

Lưu ý: Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi bạn làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.

Làm ấm sữa: Lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Ngoài ra, lò vi sóng có thể tạo ra các “hạt nóng” có thể gây phỏng con bạn. Không nên làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng hoặc đun trong nồi nước sôi.

Nên làm ấm sữa bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm và làm ấm đến nhiệt độ phòng. Trẻ sơ sinh có thể từ chối không chịu uống sữa mới lấy ra từ tủ lạnh, tuy nhiên uống sữa lạnh thì không có hại.

Giữ vệ sinh trong lúc hút sữa

Bạn phải rửa tay thật sạch và đọc kỹ hướng dẫn cách vệ sinh máy của nhà sản xuất trước khi hút sữa. Giữ vệ sinh tốt là điều tốt đẹp nhất mà bạn có thể mang lại cho sức khoẻ của con bạn. Cần phải rửa sạch và tráng nước đun sôi tất cả các bộ phận của máy hút sữa tiếp xúc với sữa mẹ. Nếu bé của bạn đang bị ốm hoặc đẻ thiếu tháng thì phải hỏi ý kiến của bệnh viện.

Nếu bạn định mua 1 máy hút sữa, thì hãy nhớ kỹ là máy hút sữa loại cá nhân được thiết kế để dùng riêng, cho nên bạn không nên cho người khác cùng sử dụng. Nếu mượn máy hoặc dùng chung máy sẽ không an toàn và không vệ sinh, kể cả trong trường hợp bạn sử dụng một bộ phụ kiện mới. Chỉ có máy hút sữa được thiết kế cho bệnh viện mới đảm bảo để sữa không thể tiếp xúc với phần động cơ do đó có thể để cho các mẹ dùng chung.

Một số kinh nghiệm khi vắt sữa


Chuẩn bị trước khi vắt sữa (bằng tay/máy)

  • Hút sữa dễ dàng hơn khi bạn thực sự thư giãn, trong 1 căn phòng ấm cúng, chuẩn bị sẵn đồ uống và ảnh của con bạn bên cạnh.
  • Chuẩn bị bình đựng sữa thật sạch (loại bằng nhựa PP không có chất Bispheno A).
  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng & nước sạch (điều này rất quan trọng để chống viêm nhiễm) Giữ vệ sinh tốt là điều tốt đẹp nhất mà bạn có thể mang lại cho sức khoẻ của con bạn.
  • Dùng khăn ấm chườm vú khoảng vài phút.
  • Dùng khăn ấm chườm vú khoảng vài phút.

Cách massage ngực trước khi hút sữa

Mục đích: để mẹ ra sữa dễ dàng hơn. Ta có thể tự gây kích thích tạo phản xạ ra sữa bằng liệu pháp Massage như sau:
  • Dùng khăn thấm nước nóng, vắt khô.
  • Đắp khăn lên vú.
  • Vú bên trái : Đặt bàn tay trái lên phần trên của vú, đặt bàn tay phải ở phần bên dưới của vú; như vậy 2 bàn tay sẽ ngược hướng nhau.
  • Masage vú : 2 bàn tay di chuyển tới lui theo 2 hướng ngược nhau. Massage khoảng 5-8 lần di chuyển tay.
  • Vê nhẹ đầu ti khoảng vài lần cho đến khi sữa về.
  • Dùng dụng cụ hút : Đặt đúng hướng, nhẹ nhàng thả tay bơm để sữa rút từ từ. Nếu dùng tay, đặt ngón cái ở phần trên vú, ngón trỏ ở phần dưới vú; vị trí 2 ngón tay là ngay sát quầng nâu của vú; ấn 2 ngón tay vào vú rồi mới kẹp ngón lại để vắt sữa.
  • Tiếp tục đắp khăn ấm lên và làm động tác massage và vắt sữa cho đến khi nước nguội.
  • Vú bên phải làm tương tự.
Mỗi lần làm 15 phút.

Sau đây là 1 số mẹo bạn có thể sử dụng giúp ra sữa dễ dàng và tăng hiệu quả ra sữa

  • Hút sữa dễ dàng hơn khi bạn thực sự thư giãn. Bạn có thể tập hít thở thật sâu hay liệu pháp yoga.
  • Không được vội vã, cảm giác gấp gáp sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ra sữa của cơ thể bạn.
  • Tạo không gian thật riêng tư không để bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh (tắt máy điện thoại, chốt cửa ra vào lại).
  • Chuẩn bị sẵn tất cả các đồ bạn có thể sử dụng trong khi hút.
  • Hút sữa theo giờ nhất định cũng giúp ra sữa dễ dàng hơn.
  • Chườm ngực bằng khăn ấm sẽ kích thích tuyến sữa giúp các mạch sữa bơm sữa ra dễ dàng hơn.
  • Thả lỏng vai, và tựa lưng và tay lên ghế.
  • Một số bà mẹ cảm thấy hút sữa dễ dàng hơn nếu nhìn thấy con trong khi hút, Nếu bạn không ở cùng bé thì hãy đặt 1 chiếc ảnh của trẻ ở trước mặt, nghe giọng nói của con qua băng.
  • Uống nước, hoặc sữa và ăn no trước, trong khi hút sữa.
  • Nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.
  • Máy hút sữa chỉ là một thiết bị cơ khí, nên không thể kích thích ra sữa như bé yêu của bạn. Tuy nhiên cùng với thời gian bạn sẽ tự học được cách để điều khiển cơ chế ra sữa.

Mẹ đi làm

Không phải tất cả các bà mẹ đều có thể nghỉ nuôi con trong thời gian dài. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ nếu phải đi làm. Bạn hãy lập kế hoạch trước để kết hợp vừa đi làm vừa cho con bú hoặc vắt sữa, bạn sẽ thành công.

  • Cố gắng ở nhà đủ lâu để cơ thể quen với cơ chế sản sinh ra sữa và quen với việc cho con bú. Ít nhất là 4 đến 6 tuần.
  • Hai tuần trước khi đi làm bạn nên học cách vắt/hút sữa ra ngoài và cách bảo quản sữa. Hãy hỏi tư vấn các chuyên gia về dinh dưỡng cách vắt/ hút sữa. Bạn hãy lưu sẵn một số cơ số sữa của mình trong tủ lạnh. Bạn sẽ nuôi con tốt hơn khi bạn đã có sẵn một lượng sữa dự trữ, trước khi đi làm.
  • Cố gắng hút sữa và bảo quản sữa tại công sở.
  • Bạn nên tìm một người giữ trẻ hỗ trợ bạn trong thời gian này.
  • Để người khác cho con bạn ăn sữa bằng bình khi bạn phải ra ngoài.
  • Mặc quần áo thuận tiện cho việc hút sữa.

Núm vú bị phẳng hoặc lõm vào

Bạn có thể kiểm tra xem núm vú của mình có phải thuộc loại núm vú phẳng hoặc lõm vào không ? bằng cách: dùng tay ấn núm vú của bạn vào trong khoảng 3cm, núm vú bình thường sẽ vươn thẳng ra ngoài, núm vú lõm sẽ co vào trong.

Nếu bạn có núm vú phẳng hoặc lõm vào, thì bạn có thể sử dụng loại - Nipple formers (tạo dáng đầu ti)- bạn không nên nhầm lẫn với nipple shields (che núm vú) - để kéo đầu ti ra ngoài. Bạn có thể đeo nippleformer trong áo lót ngực, Để dùng nippleformer thật thoải mái, bạn nên mặc áo lót ngực to hơn một cỡ. nippleformer có thể sử dụng ngay từ khi mang thai hoặc sau khi sinh. Bạn nên hỏi tư vấn các chuyên gia trước khi sử dụng.

Quá ít/ quá nhiều sữa

Quá ít sữa

Rất nhiều bà mẹ lo không có đủ sữa để nuôi con, tuy nhiên sự lo lắng này là không có cơ sở. Nếu bạn sợ không có đủ sữa để nuôi bé thì nên xem thêm phần kiểm tra trọng lượng của bé (Tham khảo phần Kiểm soát cân nặng của bé.)

Nếu bạn thật sự có quá ít sữa thì nên đến gặp chuyên gia về sữa mẹ để tham vấn.
Các bước sau có tác dụng để tăng cường lượng sữa cho bạn:

  • Sữa của mẹ có được theo cơ chế CUNG và CẦU. Nghĩa là càng nhiều sữa hút ra từ bầu vú thì vú mẹ lại càng sản sinh ra nhiều sữa. Do đó bạn cần phải cho con bú thường xuyên. Nên cho con bú mỗi 2 tiếng vào ban ngày và mỗi 3 tiếng vào buổi tối.
  • Chỉ khi bạn bế con bú đúng cách và bé ngậm vú tốt thì mới kích thích được phản xạ ra sữa. Bạn nêm kiểm tra lại kỹ năng này.
  • Cho con bú mỗi ngực ít nhất là 15 phút và nên cho con bú cả hai ngực mỗi lần.
  • Khi bạn cảm thấy bé mút sữa và nuốt chậm dần thì đó là lúc chuyển vú cho bé.
  • Chú ý nghỉ ngơi thật nhiều, nghỉ càng nhiều càng tốt.

Quá nhiều sữa

Có quá nhiều sữa cũng không tốt. các mẹ có quá nhiều sữa dễ bị căng tức vú, dẫn đến tắc tia sữa hoặc viêm vú.
Các bước sau có tác dụng để giảm lượng sữa cho bạn:

  • Chỉ cho con bú một bên vú mỗi lần. Để cho bé lâu một bên vú và không đổi vú trong vòng 2 giờ nếu bé muốn bú tiếp. Không hút hết hẳn sữa ra mà chỉ hút vừa đủ lượng sữa để mẹ cảm thấy nhẹ và không dẫn đến chứng căng tức, gây tắc tia sữa.
  • Chườm lạnh sau mỗi lần cho con bú.

Khi sữa về

Sau khi sinh 2 ~ 3 ngày bạn sẽ được thưởng thức cảm giác căng tức của bầu vú. Dó là do chất dịch trong gradual tăng lên làm cho vú của bạn căng lên, nhiều khi cảm giác thấy bị nóng. Sự căng tức này được xác định là chứng căng tức sinh lý bình thường và là một báo hiệu cho người mẹ biết là sữa đang về.

Bạn hãy cho bé bú liên tục. Chứng căng tức sinh lý không có nghĩa là bạn có quá nhiều sữa và quan trọng là bạn cần phải cho bé bú thường xuyên để hút sữa ra ngoài phóng chống nguy cơ bị mắc chứng căng, tức ngực bệnh lý.

Căng ngực và viêm vú

Chứng căng, tức ngực
Đầu tiên bạn phải phân biệt giữa chứng căng, tức ngực bệnh lý-pathologic engorgement hay căng tức ngực sinh lý-physiologic engorgement thường xuất hiện 1 ngày sau khi sinh. Căng, tức ngực bệnh lý-pathologic engorgement thường do cho con bú hoặc vắt sữa không đúng cách. Ngực của bạn (hoặc cả hai) trở nên cứng, căng đầy và nặng nề. Bạn có thể thấy nóng ở vùng ngực cà bạn cảm giác rất mệt mỏi. Bạn có thể bị sốt.

Việc đầu tiên là phải điều trị chỗ căng tức, để em bé có thể ngậm vú dễ dàng (vú căng quá bé sẽ không ngậm được vú). Khi bé có thể bú hiệu quả thì, bầu vú của bạn sẽ nhẹ đi và mềm hơn. Nếu em bé không chịu bú hoặc bé bú không đủ lâu để vú bớt căng tức, bạn cần phải tự vắt sữa, hoặc dùng máy hút sữa ra ngoài. Chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn cho bạn cách sử dụng máy hút sữa và cách vắt sữa hiệu quả. Bạn nhớ dùng khăn ấm lau vùng vú trước khi hút sữa và bạn nhớ massage để tạo phản xạ kích thích sữa về trước khi hút, như vậy thì bạn sẽ hút được nhiều sữa hơn và đỡ mất thời gian hơn. Dùng khăn lạnh chườm vú sau khi hút sữa sẽ làm cho vú không bị đau, và phòng chống tắc tia sữa.

Bạn nhớ điều trị ngay khi cảm thấy căng tức, thời gian là yếu tố quyết định. Càng điều trị sớm thì chữa trị càng đơn giản.

Chứng viêm vú

Nhiều mẹ có cảm giác như có sự nóng cháy trong tuyến vú hoặc mô vú. Chứng viêm vú là do có sự ép từ bên trong hoặc ngoài làm cho sữa bị tắc lại. Nghĩa là chứng viêm vú là biến chứng của chứng căng, tức ngực. Nếu bạn thấy có vùng nào đó trên vú bị nóng, bị tấy đỏ, nếu bạn cảm thấy vú bị nặng, bị đau bạn cảm thấy khó chịu triệu trứng như đang bị cảm lạnh, đau đầu, sốt thì bạn phải đi khám Bác sỹ sản ngay.

Chứng viêm vú, phải chữa trị ngay lập tức.

Bạn cần phải nghỉ ngơi và uống thuốc. Thường xuyên hút sữa hoặc vắt sữa ra ngoài là yếu tố quyết định. Nếu không cho con bú nữa hoặc tự cai sữa cho con sẽ làm cho việc điều trị bị chậm chễ và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm đầu núm vú

Cho con bú là cả một nghệ thuật. Nhưng đôi khi người mẹ cũng gặp phải một số khó khăn khi cho bé bú như nứt đầu tư, nứt cổ chai, tắc sữa...


Viêm đầu núm vú gây đau đớn khiến cho nhiều bà mẹ quyết định cai sữa cho con. Có thể các bà mẹ sẽ cảm thấy chưa quen khi cho con bú trong những ngày đầu, nhưng cho con bú không gây đau núm vú. Đau núm vú hoặc viêm núm vú bắt nguồn từ việc cho con bú không đúng cách.

Trong nhiều trường hợp nguyên nhân là do mẹ bế con không đúng cách khi cho bú, con ngậm vú không hết hoặc cách kéo bé ra khỏi bầu vú để ngừng bú không đúng. Bạn có thể hỏi tư vấn của các chuyên gia về dinh dưỡng khi bị viêm hoặc đau núm vú.

Nếu bạn cảm thấy quá đau thì nên dừng cho con bú. Trong thời gian này bạn phải hút sữa ra liên tục để tránh vú bị căng, tức ngực gây tắc tia sữa và để kích thích vú tiếp tục ra sữa nuôi con. Chuyên gia về dinh dưỡng có thể tư vấn cho bạn cách sử dụng máy hút sữa và cách vắt sữa ra để tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.

Theo như kinh nghiệm của một số bà mẹ, bạn có thể dùng kem lanolin PureLan, Bepanthen, Glycerin Borate, hoặc lọ thuốc mỡ Tetracylin, Mother care .... bôi lên đầu núm vú. Mẹ có thể ngừng cho bé bú nếu thấy đau quá, tuy nhiên phải hút sữa ra. Nếu bạn chịu đau được thì vẫn tiếp tục cho bé bú, nhưng phải vệ sinh sạch sẽ đầu ti rồi mới cho bú. Bé bú xong thì lại bôi thuốc tiếp. Để tránh bị bé nhai, cắn đầu ti bạn có thể dùng miếng bảo vệ đầu ti. Cố gắng để thoáng vú càng nhiều càng tốt.

Trong một vài trường hợp viêm núm vú có thể dẫn đến bệnh nứt cổ gà. Ở trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ ngay vì có thể cả bé cũng bị lây nấm tưa miệng.

Nhịp bú của trẻ

Tốt nhất là cho bé bú theo nhu cầu, không cho bé bú theo thời gian biểu định sẵn. Trẻ khỏe mạnh sẽ biết khi nào đói, và cần phải ăn bao nhiêu và bao lâu. Thường thì bé ăn khoảng 6-8 bữa trong vòng 24h. Bạn hãy cho bé bú thường xuyên ngay khi bé có nhu cầu, kể cả vào buổi tối. Khi bé lớn dần và sữa nhiều lên thì bé sẽ bú ít lần hơn.

Đặc biệt trẻ mới sinh thường bú theo kiểu được gọi là clusterfeed. Nghĩa là bé thường bú nhiều vào một thời điểm trong ngày còn các giờ khác thì bé bú ít hơn hẳn. Thường thì bé hay thích bú vào cuối giờ chiều hoặc trước lúc tối. Clusterfeed không phải là biểu hiện của thiếu sữa mà chỉ là một tính cách thường thấy ở trẻ mới sinh.

Bạn cần phân biệt giữa khái niệm Clusterfeed với khái niệm growth spurts. Khi bé của bạn bỗng nhiên muốn bú nhiều hơn đó là bé đang lớn và cần 1 lượng sữa nhiều hơn. Bạn có thể dự đoán thời điểm này khi bé được 3 tuần, 6 tuần và 3 tháng. Bạn nên cho bé bú nhiều lần hơn trong một vài ngày để tạo lại sự cân bằng giữa lượng cung của mẹ và nhu cầu của bé.

Kiểm tra trọng lượng của bé

Nhiều bà mẹ sợ mình "không có đủ sữa cho bé" tuy nhiên trong nhiều trường hợp điều đó là không có cơ sở. Các chuyên gia đã đưa ra 1 số dấu hiệu nhận biết bé ăn đủ sữa như sau:


  • Thay một hoặc hai chiếc bỉm trong những ngày đầu khi bé nhận được sữa colostrums từ mẹ.
  • Thay 5 đến 6 chiếc bỉm trong vòng 24 h trong ngày thứ 3 hoặc thứ 4 khi sữa mẹ đã về.
  • Bé bú trung bình 6-10 lần trong vòng 24h.
  • Bé cần phải tăng cân ít nhất 120 – 210 g hàng tuần kể từ ngày thứ 4 sau khi sinh.
  • Bé phải tỉnh táo, khỏe mạnh, màu da phải tươi tắn, da căng, và tăng nhanh đường kính đầu và chân.

Dinh dưỡng

Thời gian cho con bú là thời điểm rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Tuy nhiên bạn không cần phải có 1 chế độ kiêng khem đặc biệt. Bạn có thể ăn thoải mái theo nhu cầu, chỉ cần kiêng các thức uống có cồn, bạn thậm trí có thể uống một lượng nhỏ caffe hoặc bia hàng ngày.
Một số bé có thể có phản ứng khi mẹ ăn một số thực phẩm đặc biệt tuy nhiên đó không phải là lý do để tất cả các bà mẹ đều phải ăn kiêng cữ, sẽ không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn nghi ngờ một loại thực phẩm nào đó thì hãy ăn một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé có biểu hiện không tốt thì hãy tạm ngừng không ăn loại thức ăn đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Hãy cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bạn nên chọn các loại thực phẩm tươi sống, không nên chọn thực phẩm đã qua chế biến.
Mọi người thường cho rằng mẹ cần phải uống nhiều nước khi cho con bú, tuy nhên đó là nhận định sai!
Bạn chỉ cần uống khi cảm thấy khát. bạn hãy theo dõi mầu của nước tiểu: màu sáng đến hơi vàng là bạn đã uống đủ nước.

Cách cho con bú

Cho con bú là một việc tự nhiên, tuy nhiên các kỹ năng này cũng cần phải học, có thể bạn và bé sẽ cần phải dành thời gian luyện tập để hoàn thiện kỹ năng này. Hiện nay nhờ có nhiều hướng dẫn và bài tập khác nhau mà việc mẹ cho con bú càng ngày càng dễ dàng và thuận tiện hơn trước.

Các tư thế cho con bú
Cho con bú đúng vị trí là chiều khoá của thành công. Kiểu bú đúng sẽ giúp bé ngậm vú tốt, ngậm vú tốt sẽ giúp bé bú sữa mẹ hiệu quả không làm đau núm vú.
Nguyên nhân chính gây đau núm vú, phần lớn là do bé ngậm vú không đúng cách! Bạn có thể cho con bú bằng nhiều kiểu khác nhau, các kiểu bú truyền thống là kiểu nằm hoặc ngồi. Kiểu cho bú nằm ứng dụng rất hiệu quả khi bạn cho con bú vào buổi tối.
Bạn có thể chọn bất cứ kiểu cho con bú nào, quan trọng là bạn và bé đều cảm thấy thuận tiện, và bé ngậm vú được dễ dàng. Lưng, tay và cả chân của bạn phải có chỗ tựa chắc chắn. Bạn chú ý là: kéo bé lại phía vú của mình chứ không phải là đưa vú vào miệng của bé!
Kể cả khi bé đang bú tốt, bạn cũng nên chú ý là cổ của bé cần phải duỗi thẳng hơi ngửa ra phía sau một chút. Người của bé áp sát vào người của mẹ (bụng tiếp xúc với bụng của mẹ). Đầu, vai, và người của bé phải làm thành một đường thẳng, bé có thể ngậm vú dễ dàng mà không cần phải ưỡn hoặc vặn người.

Kiểu cradle (ẵm)
Thuận lợi Có thể cho bú mọi nơi. Kiểu này được nhiều người ứng dụng.
Khó khăn Bé phải tự ngỏng đầu khi bú. Mẹ không quan sát được hành động của bé khi bú.

Kiểu Clutch (ôm)
Thuận lợi Đầu và lưng bé được trợ giúp. Mẹ kiểm soát được hành động của con khi bú.
Khó khăn Nhìn không quen mắt. Một số bé không thích bị sờ vào đầu; dùng 1 chiếc khăn chèn giữa gáy và đầu của bé.

Kiểu Lying down (nằm)
Thuận lợi Mẹ được thư giãn. Dòng sữa chảy không mạnh, bé dễ bú.
Khó khăn Cần phải có tấm đệm hỗ trợ cho mẹ và bé Kiểu này dành cho các mẹ đã có kinh nghiệm cho con bú.


Cách ngậm núm vú

Nếu bé của bạn ngậm đầu ti đúng cách thì sẽ bú được nhiều sữa và không làm đau núm vú của mẹ.
Bạn hãy kéo bé về phía ngực mình, và kích thích bé bằng cách dùng đầu ti cù vào môi dưới của bé. Bé sẽ há mồm như đang ngáp, lúc này mẹ phải kéo nhanh bé vào ngực mình, quan trọng là kéo bé về phía bầu vú chứ không phải là đưa bầu vú vào miệng của bé. Đỉnh đầu ti của bạn phải hướng lên vòm trên của miệng bé. Bạn hãy kiểm tra các điểm sau để đảm bảo bé ngậm vú đúng cách:
  • Mũi và Cằm của bé chạm vào vú của bạn
  • Tai, vai và hông của bé tạo thành một đường thẳng
  • Miệng của bé mở rộng để ngậm toàn bộ phần quầng vú và đầu ti
  • Lưỡi của bé đè lên hàm dưới và hướng ra ngoài
  • Đỉnh mũi của bé phải cao ngang bằng đầu núm vú
  • Bạn có thể thấy phần quầng vú ở trên nhiều hơn là phần quầng vú ở dưới
  • Bạn không bị đau
Ngậm đầu ti đúng cách Ngậm vú không hết









Bé bú khéo sẽ bắt đầu bằng các nhịp bú ngắn sau đó chuyển sang nhịp bú dài và sâu hơn. Bạn có thể nhìn và nghe thấy bé đang nuốt như thế nào.
Cho con bú không gây đau đớn, mẹ có thể có cảm giác lạ lẫm trong những ngày đầu. Tuy nhiên, đau núm vú, tụ máu, hoặc nứt núm vú sẽ rất nguy hiểm, bạn nên đến tư vấn các chuyên gia dinh dưỡng ngay nếu mắc phải các trường hợp trên.

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Không có một loại sữa nào có thể thay thế cho sữa mẹ, bởi vì các chất như vitamin, khoáng chất có trong sữa bột đều có nguồn gốc từ hóa chất được tinh chế tạo nên.

Lợi ích cho bé

  • Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất cho sự phát triển của trẻ, sữa mẹ bao gồm các chất: đạm, mỡ, lactase, vitamin, sắt, muối khoáng, nước và các Enzyme.
  • Trẻ sẽ khỏe hơn vì trong sữa mẹ có chất bảo vệ cơ thể chống bệnh đường ruột, dạ dầy và các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Trẻ ít bị mắc bệnh đau tai, hô hấp, dị ứng, ung thư, tiểu đường và béo phì.
  • Trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh đột tử (SIDS) và viêm ruột non kết (NEC).
  • Sữa mẹ rất tinh khiết, vệ sinh, có tính kháng khuẩn cao.
  • Sữa mẹ luôn đạt nhiệt độ chuẩn, không mất thời gian chuẩn bị.
  • Trẻ bú mẹ khi lớn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, eczema, bệnh hen, và các dị ứng khác.
  • Bú mẹ giúp phát triển não của trẻ, tăng thị lực.


Lợi ích cho mẹ

  • Cho con bú ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm nguy cơ chảy máu trong.
  • Giúp mẹ nhanh chóng trở lại vóc dáng cũ.
  • Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ.
  • Cho con bú có tác dụng bảo vệ mẹ trước ung thư vú, buồng trứng, loãng xương.
  • Tăng sự gắn bó tình cảm mẹ và con.
  • Tăng sự gắn bó tình cảm mẹ và con.
  • Sữa mẹ rất kinh tế, tiết kiệm tiền, thời gian, không cần đun nấu.
  • Tré bú mẹ ít đau ốm nên mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và tham gia công việc hơn.

Vệ sinh núm vú

Núm vú không đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bạn chỉ cần nhớ tráng nước sạch sau mỗi lần tắm là đủ. Tránh để da bị khô, bị nẻ, chú ý không bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch tiệt khuẩn trên vùng vú, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú.
Sau khi cho con bú, bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt sữa mẹ và xoa lên quầng vú sau đó để tự khô. Nếu bạn thấy da quá khô và bị nứt, thì nên xoa kem có tỷ lệ lanolin cao (v.d purelan) xung quanh vùng quầng vú và núm vú. Không dùng miếng lót sữa và áo lót ngực bằng sợi tổng hợp, sẽ gây thoát khí kém.
Cho con bú đúng cách sẽ không gây đau đớn, nếu bạn thấy đau thì nên hỏi tư vấn các chuyên gia.

Các kiểu núm vú

Các mẹ cũng nên hiểu về núm vú của mình trước khi sinh em bé. Có nhiều kiểu núm vú khác nhau: có loại nhỏ, loại to, có núm vú khá dài, và loại núm vú phẳng hoặc bị lõm vào.

Trong nhiều trường hợp thì các loại núm vú trên cũng không cần đòi hỏi sự chăm sóc gì nhiều. Các mẹ nên biết rằng, em bé khi bú mẹ sẽ ngậm cả quầng vú chứ không chỉ có có núm vú không. Nếu em bé ngậm được kín miệng phần quầng vú thì các kiểu núm vú phẳng hoặc lõm cũng không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên có một vài loại núm vú gây khó khăn cho bé khi bú, có lẽ trong các trường hợp này các mẹ cũng cần đầu tư thời gian để chuẩn bị giúp các bé dễ ngậm bú đối với kiểu núm vú phẳng hoặc lõm vào.

Bạn có thể kiểm tra xem núm vú của mình có phải thuộc loại núm vú phẳng hoặc lõm vào không? bằng cách: dùng tay ấn núm vú của bạn vào trong khoảng 3cm, núm vú bình thường sẽ vươn thẳng ra ngoài, núm vú lõm sẽ co vào trong.
Nếu bạn có núm vú phẳng hoặc lõm vào, thì bạn có thể sử dụng loại - Nipple formers (tạo dáng đầu ti)- bạn không nên nhầm lẫn với nipple shields (che núm vú) - để kéo đầu ti ra ngoài. Bạn có thể đeo nippleformer trong áo lót ngực, Để dùng nippleformer thật thoải mái, bạn nên mặc áo lót ngực to hơn một cỡ. nippleformer có thể sử dụng ngay từ khi mang thai hoặc sau khi sinh. Bạn nên hỏi tư vấn các chuyên gia trước khi sử dụng.

Các thành phần trong sữa mẹ

  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa của bạn được sản sinh đặc biệt để nuôi con của mình. Các chất có trong sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của trẻ. Sữa mẹ trải qua các giai đoạn khác nhau từ: sữa colostrum (sữa non), giai đoạn chuyển tiếp, cho đến sữa đủ tuổi.
  • Sữa Colostrum Trong những ngày đầu sau khi sinh cơ thể mẹ sản sinh ra 1 loại sữa rất đặc biệt, rất đặc, quánh, và có màu vàng. Loại sữa đặc biệt này được gọi là sữa colostrum, loại sữa này có thành phần chính là các chất kháng thể và các chất hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Sữa Colostrum kích thích cho sự phát triển cơ quan tiêu hóa của trẻ và nó có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch như là một mũi tiêm phòng đầu tiên. Colostrum có hiệu quả nhuận tràng giúp trẻ thải ra phân đầu đời (cứt xu) và bảo vệ trẻ trước bệnh vàng da bằng cách phân hóa bilirubin trong ruột. Chỉ cần một lượng nhỏ colostrum cũng là đủ cho bé trong những ngày đầu.
  • Sữa chuyển tiếp -Transitional Milk Sau khi sinh 2 tuần, sữa sẽ nhiều lên và thay đổi màu sắc cũng như thành phần. Các chất đề kháng và chất đạm giảm về số lượng trong khi chất béo và đường tăng lên. Lúc này, bạn có thể cảm thấy hai bầu vú đầy, nặng và cứng. Sự căng tức là bình thường - trong một số trường hợp là báo hiệu sữa về, mẹ có thể cho con bú.
  • Sữa đủ tuổi - Mature Milk Sữa đủ tuổi có vẻ trong hơn và nhìn giống nước hơn sữa bò, làm cho một số bà mẹ lo lắng. Tuy nhiên nó bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Sữa mẹ "Không bao giờ loãng ". Sữa mẹ thay đổi về thành phần trong khi bé bú mẹ, vừa vặn với nhu cầu của bé.
  • Foremilk Sữa chảy ra lúc đầu tiên gọi là sữa đầu-foremilk. Foremilk ít chất béo và nhiều chất Lactoza (đường sữa), đường, chất đạm, vitamin, khoáng chất và nước. Khi bú tiếp tục, sữa sẽ đổi sang hindmilk, có nhiều chất béo hơn. Nhiều khi sự khác nhau giữa foremilk và hindmilk chỉ là trên lý thuyết. Thực tế chất béo trong sữa sẽ tăng rất nhanh từ lúc mới bú cho đến khi kết thúc.

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010

Giường mình lộn xộn quá à.

Chi đang làm gì đấy con gái?

Chi với dưa bở này.

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Máy Vắt sữa

Mình cảm ơn chiếc máy vắt sữa medela swing rất nhiều. Vì có nó, mình cảm thấy đỡ stress rất nhiều trong việc cho con bú. 
Đầu tiên là mình chưa dùng máy vắt sữa xin như vậy đâu. Cái đầu tiên dùng là dụng cụ hút sữa, giống như cái pitong ấy. Hình em nó đây (mượn tạm hình của nuk, của mình chỉ là đồ tàu, hình như 45k thì phải): 

Tuy nhiên em này chỉ hút được sữa ở phần gần núm  thôi, còn ở xa thì không hút được, lại phải bằng tay. Thứ hai là mỏi tay và cũng hay bị rớt ra ngoài. Thế là bàn với ông xã mua máy hút. Lên mạng xem thì máy hút sữa của các hãng rất đắt. Máy bằng tay cũng đã khoảng 1 triệu. Thấy farlin cũng khá rẻ, nên quyết định mua farlin mà ko tham khảo thêm các thông tin khác. Thế là mua farlin (hình như là 650k thì phải). Em nó đây: 

Tuy nhiên ko như mong đợi, lần thử đầu tiên ko thấy hút được nhiều sữa mà lại rất đau, ko như dụng cụ hút sữa. Đọc hướng dẫn lại ko kỹ, có cái ống chỉ cắm vào để hút sữa ra khi vắt xong, thì mình lại cắm luôn vào khi hút. Kết quả là khi qua mức 60 ml là sữa phun ra ngoài. Mà hồi đấy cũng ko biết, chỉ tự mắng trong đầu là sao farlin thiết kế kiểu gì mà chán vậy, giờ thì biết rồi và thấy hơi áy náy vì đã trách farlin sớm vậy. 
Nhưng như đã nói rồi, do hút bằng máy này rất đau và ít sữa nên hình như mình chỉ hút 2 hay 3 lần gì đó rồi bỏ đấy, tiếp tục chuỗi ngày hút bằng tay hoặc dụng cụ hút sữa pitong. 
Con gái mới có hơn 10 ngày mà mẹ đã phải đi thi, khi con gái được 20 ngày thì mẹ lại phải đi học, ko được nghỉ ngày nào cả, vì đã nghỉ 20 ngày trước rồi. do đó, làm thế nào để vắt sữa nhanh và ko bị đau luôn là mục tiêu của mình. Lên mạng tìm hiểu chán chê, thấy mọi ngừơi khen máy swing của medela hút rất nhẹ nhàng, giống như em bé mút, có chế độ massage nên cực kỳ kết em ý. Nhưng mà em này đắt quá, tới 3,5 triệu một cái. Cũng xót lắm. Nhưng (lại nhưng :)) có nhiều bạn nói là nó chỉ đắt lúc đầu thôi và bạn ấy so sánh với việc mua sữa cho con. Giả sử con bạn uống ít thôi. Khoảng 4 hộp sữa to một tháng. Một hộp là khoảng 350 nghìn, vị chi 4 hộp là 1,4 triệu. 3 tháng con uống sữa đã là 4,2 triệu > tiền mua một cái máy, mà con lại được uống sữa mẹ. Nghe ra có vẻ hợp lý. Thế là quyết định đầu tư. Đúng như lời quảng cáo của rất nhiều bạn, máy này vắt thích ơi là thích, mình ko còn bị ức chế với việc mỗi lần vắt sữa cho con nữa. Nó rất nhẹ nhàng mà hút cũng nhiều. Tuy nhiên thời gian vắt không nhanh như mình nghĩ, vẫn khoảng 30 phút cho mỗi lần vắt. Lượng sữa nhiều nhất mình vắt được là 300ml cả 2 bên. Tuy nhiên đợt này ít sữa hẳn. Chắc là do đi làm, vắt ít lần (chỉ vắt 2 lần trong ngày, ngày nào đi học thì vắt 3 lần, có hôm ko vắt). Đợt này con uống sữa ngoài nhiều hơn. Mẹ ít có thời gian vắt sữa cho con cộng với lười nữa. Có lẽ vì thế mà sức đề kháng của con dạo này yếu hơn thì phải, con đã ho, sốt, sổ mũi rồi. Nhiều lúc vội, ước gì mình có cái máy vắt 2 bên hihi. Chuyện vui buồn với máy vắt sữa còn nhiều. Tuy nhiên mẹ cháu xin tạm dừng tại đây. Bonus cái ảnh máy vắt sữa swing medela 

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Nuôi con bằng sữa mẹ: “một công… đôi lợi”

Việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng tốt nhất để trẻ phát triển khỏe mạnh, mà còn giúp ích nhiều cho cả người mẹ.
BS Lữ Thị Trúc Mai (Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương) cho biết như vậy khi chia sẻ với các bà mẹ về lợi ích của sữa mẹ và việc nuôi con bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
Sữa mẹ: quan trọng với trẻ sơ sinh
Sữa mẹ, đặc biệt là loại sữa non (có từ ngày đầu sau sinh) chứa nhiều thành phần chất béo cần thiết cho sự phát triển của não, mắt, và sự bền vững của các mạch máu. Những chất béo có lợi này được tiêu hóa hoàn thiện hơn nhờ men lipase trong sữa mẹ.
Sau vài ngày, sữa non chuyển thành sữa chuyển tiếp. Sữa đầu có màu hơi xanh vào đầu cữ bú, lượng nhiều, cung cấp nhiều protein, lactose. Sau đó sữa chuyển sang màu trắng đục vào cuối cữ bú, chứa nhiều chất béo nên cung cấp nhiều năng lượng.
Theo khuyến cáo, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu sau sinh vì sữa mẹ chứa những chất kháng khuẩn và kháng thể tốt giúp trẻ nhanh chóng phát triển, phòng chống các bệnh tiêu chảy, dị ứng…, bên cạnh đó còn phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, đầy đủ các loại sinh tố A, C và các chất dinh dưỡng khác... Ngoài ra, sữa mẹ cũng có hàm lượng sắt cao (chiếm tới 50%).

Lợi cho cả mẹ
Trong quá trình cho con bú, cơ thể người mẹ tiết ra prolactin kích thích tuyến vú tạo sữa đồng thời giúp tử cung co lại tốt hơn, giảm việc chảy máu sau sinh. Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm, do đó nếu cho con bú vào ban đêm sẽ đặc biệt có ích để duy trì việc tạo sữa, ngoài ra còn giúp người mẹ thư giãn, nghỉ ngơi tốt... Prolactin cũng có khả năng ức chế sự rụng trứng vì vậy việc có thai trở lại cũng giảm đáng kể.
Việc cho con bú sẽ làm giảm một phần năng lượng của cơ thể mẹ, nên giúp bà mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng ban đầu.
Nhiều chị em sau sinh cho con bú rất lo lắng vì vòng một không còn săn chắc và thiếu cân đối. Để xua tan nỗi lo lắng này, cách tốt nhất là cho con bú đúng cách. Cho trẻ bú một bên vú cho đến khi cạn sữa, sau đó mới chuyển sang vú còn lại (nếu trẻ chưa no). Điều này sẽ giúp trẻ hấp thu toàn bộ dưỡng chất trong một bầu sữa. Một số bà mẹ chọn giải pháp cho trẻ bú luân phiên hai bên vú trong cùng một cữ bú, như vậy sẽ không cung cấp hết toàn bộ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đối với vú còn lại, nếu trẻ không bú hết, mẹ có thể dùng dụng cụ hút nặn sữa ra để tạo sự cân đối cho hai bên ngực.
Trong quá trình cho con bú phản xạ Oxytocin cũng xảy ra. Phản xạ này giúp sữa nhỏ giọt khi con đang bú. Nhiều bà mẹ không có sữa cho con bú sau sinh là do không hình thành được phản xạ này. Để kích thích phản xạ Oxytocin, có thể dùng gạc ấm làm ấm vú, dùng ngón tay nhẹ nhàng ấn vào núm vú, xoa bóp và vuốt núm vú để kích thích núm vú. Ngoài ra, việc xoa bóp lưng cho bà mẹ bằng cách xoa bóp từ trên cổ xuống dọc hai bên cột sống (khoảng 2-3 phút), tạo thành những chuyển động tròn nhỏ từ cổ tới bả vai cũng giúp bà mẹ thư giãn.
(Theo sưu tầm)

Cho con bú mẹ để giữ gìn vóc dáng

Giá trị của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ chẳng còn gì để bàn cãi. Ngay từ xa xưa, những gia đình quyền quý, sang trọng, chẳng có đứa trẻ nào sinh ra lại được nuôi bằng sữa bò cả.

Nếu mẹ ruột không cho bú, một bà vú sẽ được “biên chế” ngay cho các cậu ấm, cô chiêu để những đứa trẻ này trở nên khỏe mạnh và thông minh. Ngày nay, đã có nhiều bà mẹ trong các gia đình hoàng tộc cho con bú sữa của mình, điển hình là công nương Masako của Hoàng gia Nhật. Nhiều minh tinh màn bạc, người mẫu thời trang, ca sĩ nổi tiếng… tự mình cho con bú chứ không muốn để con bú sữa bò, mặc dù họ thừa sức mua những loại sữa tốt nhất cho con. 
Nếu mẹ ruột không cho bú, một bà vú sẽ được “biên chế” ngay cho các cậu ấm, cô chiêu để những đứa trẻ này trở nên khỏe mạnh và thông minh
Trong giai đoạn mang thai, khuynh hướng chung là cơ thể bạn sẽ tích lũy khoảng 4kg mỡ dự trữ dùng cho việc tạo sữa sau sinh. Lượng mỡ này không chỉ nằm trong bầu ngực mà trải đều trong toàn bộ cơ thể. Nó sẽ được phóng thích dần dần trong thời gian cho con bú, nên những người cho con bú mẹ thường dễ lấy lại vóc dáng sau sinh hơn.
Ngoài ra, trải qua một thời gian mang thai mệt mỏi, sau một cuộc “vượt cạn” tốn rất nhiều sức lực, thường bạn sẽ cảm thấy mình thoải mái hơn, ăn uống ngon miệng hơn, chưa kể được chồng và gia đình “cưng” hơn, nấu những món ăn ngon lành để tẩm bổ. Vì vậy, nếu không cho con bú thì coi chừng bạn sẽ bị phá dáng sau sinh vì những năng lượng thừa không được tiêu hao.
Bạn e ngại cho con bú mẹ thì sẽ hư vòng 1 của mình? Thật ra vào giai đoạn mang thai, ngực của bạn thường phát triển nhanh, to hơn nhiều so với trước khi mang thai là do sự phát triển của các tuyến tạo sữa cũng như hiện tượng tích lũy mô mỡ quanh tuyến này để chuẩn bị cho việc nuôi con. Dù bạn có cho con bú hay không, hiện tượng này vẫn xảy ra trong thời gian bạn mang thai và sau khi sinh thì vòng ngực của bạn chắc chắn sẽ tăng lên.
Hai bầu vú trĩu nặng có khuynh hướng trễ xuống. Khi cho con bú, các mô mỡ được sử dụng nên mỏng dần, các tuyến sữa hoạt động nên to ra trong giai đoạn đầu, nhưng khi ngưng cho bú thì chúng sẽ teo lại và bầu vú trở về kích thước ban đầu, không mất đi sự săn chắc. Nếu không cho bú, các tuyến sữa teo sớm trong khi mô mỡ thì vẫn tồn tại, nên bầu ngực thường có khuynh hướng mềm nhão hơn.
Vì vậy, cho con bú mẹ đồng thời kết hợp với việc nâng đỡ bầu vú một cách hợp lý trong giai đoạn bầu vú còn to và nặng do căng sữa là điều tốt nhất để giữ vòng 1.
Cho con bú mẹ cũng là một cách giữ gìn làn da của bạn đẹp hơn. Trong giai đoạn mang thai, để nuôi thai, nhau thai tiết ra rất nhiều nội tiết tố sinh dục (estrogen và progesterol). Các chất này làm da bạn sậm màu đi, có thể hình thành các đốm thâm và làm các lỗ chân lông tăng tiết chất nhờn nhiều hơn, dẫn đến tình trạng nám da và nổi mụn nhiều ở người có thai.
Khi cho con bú, chất prolactin được tiết ra có tác dụng tăng làm tiết sữa đồng thời cũng làm giảm sự tiết các nội tiết tố sinh dục này nên giúp da bạn mau chóng phục hồi tình trạng trắng trẻo, mịn màng.
Theo ThS-BS Đào Thị Yến Phi
PNO