Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Căng ngực và viêm vú

Chứng căng, tức ngực
Đầu tiên bạn phải phân biệt giữa chứng căng, tức ngực bệnh lý-pathologic engorgement hay căng tức ngực sinh lý-physiologic engorgement thường xuất hiện 1 ngày sau khi sinh. Căng, tức ngực bệnh lý-pathologic engorgement thường do cho con bú hoặc vắt sữa không đúng cách. Ngực của bạn (hoặc cả hai) trở nên cứng, căng đầy và nặng nề. Bạn có thể thấy nóng ở vùng ngực cà bạn cảm giác rất mệt mỏi. Bạn có thể bị sốt.

Việc đầu tiên là phải điều trị chỗ căng tức, để em bé có thể ngậm vú dễ dàng (vú căng quá bé sẽ không ngậm được vú). Khi bé có thể bú hiệu quả thì, bầu vú của bạn sẽ nhẹ đi và mềm hơn. Nếu em bé không chịu bú hoặc bé bú không đủ lâu để vú bớt căng tức, bạn cần phải tự vắt sữa, hoặc dùng máy hút sữa ra ngoài. Chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn cho bạn cách sử dụng máy hút sữa và cách vắt sữa hiệu quả. Bạn nhớ dùng khăn ấm lau vùng vú trước khi hút sữa và bạn nhớ massage để tạo phản xạ kích thích sữa về trước khi hút, như vậy thì bạn sẽ hút được nhiều sữa hơn và đỡ mất thời gian hơn. Dùng khăn lạnh chườm vú sau khi hút sữa sẽ làm cho vú không bị đau, và phòng chống tắc tia sữa.

Bạn nhớ điều trị ngay khi cảm thấy căng tức, thời gian là yếu tố quyết định. Càng điều trị sớm thì chữa trị càng đơn giản.

Chứng viêm vú

Nhiều mẹ có cảm giác như có sự nóng cháy trong tuyến vú hoặc mô vú. Chứng viêm vú là do có sự ép từ bên trong hoặc ngoài làm cho sữa bị tắc lại. Nghĩa là chứng viêm vú là biến chứng của chứng căng, tức ngực. Nếu bạn thấy có vùng nào đó trên vú bị nóng, bị tấy đỏ, nếu bạn cảm thấy vú bị nặng, bị đau bạn cảm thấy khó chịu triệu trứng như đang bị cảm lạnh, đau đầu, sốt thì bạn phải đi khám Bác sỹ sản ngay.

Chứng viêm vú, phải chữa trị ngay lập tức.

Bạn cần phải nghỉ ngơi và uống thuốc. Thường xuyên hút sữa hoặc vắt sữa ra ngoài là yếu tố quyết định. Nếu không cho con bú nữa hoặc tự cai sữa cho con sẽ làm cho việc điều trị bị chậm chễ và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét